Thể thức Kì_Thánh_(Shogi)

Kể từ khi lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1962 cho tới hết năm 1994, Kì Thánh là danh hiệu duy nhất được tổ chức tranh đấu tới hai lần một năm, với hai loạt trận tranh danh hiệu được tổ chức từ tháng 6 - 7 và tháng 12 - tháng 2 năm sau. Từ năm 1995, danh hiệu này được tổ chức một lần mỗi năm - cùng với năm mà Habu Yoshiharu đạt được danh hiệu đầu tiên trên hành trình Thất quán (sở hữu đồng thời 7 danh hiệu cùng lúc) của mình.

Thể thức tranh đấu như hiện tại được giới thiệu lần đầu tiên từ kì thứ 81, trải qua ba giai đoạn nối tiếp nhau để tìm ra người thách đấu danh hiệu là Sơ loại thứ Nhất (一次予選) - Sơ loại thứ Hai (二次予選) và Xác định Khiêu chiến giả (決勝トーナメント). Vào tháng 2/2021, Liên đoàn Shogi Nhật Bản thông báo về việc nếu một Nữ Lưu kì sĩ - kì thủ nghiệp dư lọt vào top 8 kì thủ xuất sắc nhất của giai đoạn Xác định Khiêu chiến giả, họ sẽ ngay lập tức đạt đủ điều kiện để tham gia Kỳ thi Kết nạp Kỳ thủ chuyên nghiệp (棋士編入試験) - từ đó có cơ hội trở thành kì thủ chuyên nghiệp.[2]

Sơ loại thứ Nhất

Giai đoạn Sơ loại thứ Nhất (一次予選 (Nhất thứ dữ soát), Sơ loại thứ Nhất?) gồm có tất cả các kì thủ chuyên nghiệp trong hệ thống Thuận Vị chiến từ tổ C1 trở xuống và hai Nữ Lưu kì sĩ xuất sắc nhất năm đó. Họ được chia làm tám nhánh đấu, và mỗi kì thủ xuất sắc nhất của nhánh đó sẽ bước tiếp vào giai đoạn Sơ loại thứ Hai.

Kể từ Kì Thánh chiến kì thứ 81, thời gian cho mỗi kì thủ thi đấu các ván cờ trong Sơ loại thứ Nhất được giảm xuống 1 tiếng đồng hồ cờ vua (thay vì 3 tiếng byoyomi như trước đây), và hai ván đấu của cùng một kì thủ có thể được tổ chức trong một ngày - tương tự như Duệ Vương chiến, Cup Asahi mở rộngNữ Lưu Vương Tướng chiến.

Sơ loại thứ Hai

Giai đoạn Sơ loại thứ Hai (二次予選 (Nhị thứ dữ soát), Sơ loại thứ Hai?) gồm có 8 kì thủ vượt qua giai đoạn Sơ loại thứ Nhất và tất cả các kì thủ chưa nằm trong giai đoạn Xác định Khiêu chiến giả, đánh theo thể thức loại trực tiếp và chọn ra từ 8 - 12 kì thủ xuất sắc nhất bước vào giai đoạn Xác định Khiêu chiến giả. Mỗi ván đấu, kì thủ sẽ có 3 tiếng byoyomi.

Xác định Khiêu chiến giả

Giai đoạn Xác định Khiêu chiến giả (決勝トーナメント) luôn gồm có 16 kì thủ[4]:

  • 8/12 kì thủ vượt qua giai đoạn Sơ loại thứ Hai.
  • 4 kì thủ top 4 của Xác định Khiêu chiến giả - Kì Thánh chiến kì trước (+ 4 kì thủ sở hữu danh hiệu nếu như lấy 8 kì thủ ở Sơ loại thứ Hai)

Họ sẽ được bắt cặp ngẫu nhiên để thi đấu loại trực tiếp một lượt, với người chiến thắng cuối cùng - Kì Thánh Khiêu chiến giả, thách đấu danh hiệu Kì Thánh của đương kim sở hữu. Mỗi ván đấu, kì thủ sẽ có 4 tiếng byoyomi.

Loạt trận tranh danh hiệu

Trong loạt trận này, đương kim Kì Thánh và Kì Thánh Khiêu chiến giả sẽ thi đấu với nhau loạt 5 ván cờ, với người chiến thắng trước 3 ván trở thành người sở hữu danh hiệu Kì Thánh. Mỗi ván đấu, kì thủ sẽ có 4 tiếng byoyomi để thi đấu, và ván đấu được tổ chức trong một ngày.

Kể từ năm 2020, các ván đấu trong loạt tranh ngôi được phát sóng trực tiếp bởi ABEMA. Từ năm 2019 trở về trước, kênh Niconico cũng đồng thời phát sóng trực tiếp loạt trận này.

Thể thức trong quá khứ

Từ kì 1 - kì 65:

Kể từ kì đầu tiên tới kì 65, Kì Thánh chiến được tổ chức hai năm một lần, với lần đầu tiên ở nửa đầu năm - lần còn lại ở nửa cuối năm.

Thời gian

trong loạt tranh ngôi

Xác định Khiêu chiến giảSơ loại thứ HaiSơ loại thứ Nhất
Thời gianChung kếtKích thướcĐược đặc cách

8 người

Suất vượt quaBao gồmSuất vượt quaBao gồm
17 tiếng3 kì thủ là Oyama Yasuharu, Masuda KozoTsukada Masao thi đấu vòng tròn hai lượt, hai kì thủ xuất sắc nhất bước vào loạt tranh ngôi.
27 tiếng3 ván16 người8 ngườiThuận Vị chiến:
  • Kì thủ đứng thứ 8 tổ A trở xuống
  • Tất cả các kì thủ từ tổ B2 trở lên
2 ngườiTất cả các kì thủ chuyên nghiệp còn lại từ tổ C1 - Thuận Vị chiến trở xuống.
3Top 8 của kì 2Tất cả các kì thủ từ tổ B2 - Thuận Vị chiến trở lên
4-10
  • Top 4 của kì trước đó
  • 4 kì thủ đứng đầu tổ A - Thuận Vị chiến
4 người
11-166 tiếng6 tiếng1 ván
17-255 tiếng5 tiếng
26-314 tiếng
  • Top 4 của kì trước đó
  • Các kì thủ sở hữu danh hiệu.
  • Các kì thủ đạt danh dự Vĩnh thế
  • Các kì thủ đứng đầu tổ A - Thuận Vị chiến (nếu còn suất)
32-56
57-65
  • Tất cả các kì thủ từ tổ B2 - Thuận Vị chiến trở lên
  • Các kì thủ từng lọt vào trận Chung két của các kì trước

Từ kì 66 - kì 80: Sơ loại thứ Ba

Kể từ kì 66, khi mà Kì Thánh chiến được tổ chức mỗi năm một lần, có thêm một phần nữa là Sơ loại thứ Ba (三次予選 (Tam thứ dữ soát), Sơ loại thứ Ba?) được tổ chức trước khi tiến tới Xác định Khiêu chiến giả. Kể từ kì 72, giai đoạn này được gọi là Sơ loại Cuối cùng (最終予選 (Tối chung dữ soát), Sơ loại Cuối cùng?)

Thời gian

trong loạt tranh ngôi

Xác định Khiêu chiến giảKì 66 - 71: Sơ loại thứ Ba

Kì 72 - 80: Sơ loại Cuối cùng

Sơ loại thứ HaiSơ loại thứ Nhất
Thời gianChung kếtBao gồmThời gianBao gồmĐược đặc cáchThể thứcSuất đi tiếpĐược đặc cáchSuất đi tiếpBao gồm
66 - 715 tiếng4 tiếngMột ván8 người3 tiếng16 người8 người:
  • Top 4 kì trước
  • Người sở hữu danh hiệu
  • Kì thủ đạt danh dự Vĩnh thế
  • Ở tổ A - Thuận Vị chiến
  • 16 kì thủ được chia làm 4 bảng, mỗi bảng 4 kì thủ
  • Đánh vòng tròn một lượt, hai kì thủ đứng đầu mỗi bảng đi tiếp
8 người
  • Tham gia Sơ loại thứ Ba/Sơ loại Cuối cùng ở kì trước
  • Từng tham gia loạt trận tranh danh hiệu Kì Thánh.
  • Các kì thủ từ tổ B2 ở Thuận Vị chiến trở lên
8 người
72 - 804 tiếng8 người:
  • Top 4 kì trước:
  • Người sở hữu danh hiệu, kì thủ đạt danh dự Vĩnh thế
  • Ở tổ A - Thuận Vị chiến hoặc top 8 kì trước
16 kì thủ được rút thăm ngẫu nhiên để thi đấu theo thể thức Loại kép (Double Elimination).

Danh dự Vĩnh thế Kì Thánh

Vĩnh thế Kì Thánh (永世棋聖, Eisei Kisei?) là danh dự được trao cho một kì thủ nếu kì thủ đó sở hữu danh hiệu Kì Thánh đủ 5 kì. Tính tới tháng 8 năm 2017, có tất cả 5 kì thủ đã đủ điều kiện để có được danh dự này, đó là: